Cùng với Emre Belozoglu, bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ trong cơn chuyển mình cập nhật mới nhất tại Bongda247.org. Trang thông tin về bóng đá đầy đủ nhất hiện nay. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi!
Cùng với Emre Belozoglu, bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ trong cơn chuyển mình – Bóng đá 247
Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng đầu bảng đấu của mình ở vòng loại Euro 2020 bằng một đội hình trẻ trung được đào tạo bởi các CLB của giải quốc nội nhờ bàn tay của lão tướng 39 tuổi Emre Belozoglu, người thi đấu cho đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ từ lúc các cầu thủ này còn…1-2 tuổi.
Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng đầu bảng đấu của mình ở vòng loại Euro 2020 bằng một đội hình trẻ trung được đào tạo bởi các CLB của giải quốc nội nhờ bàn tay của lão tướng 39 tuổi Emre Belozoglu, người thi đấu cho đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ từ lúc các cầu thủ này còn…1-2 tuổi.
![]() |
Đây không còn là đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ của những ông lão già nua như Arda Turan nữa. Các cầu thủ trụ cột đã rời khỏi đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ để nhường bước cho các cầu thủ trẻ hơn thi đấu, những cầu thủ trẻ với một tương lai đầy hứa hẹn trước mắt nếu họ vượt qua được vòng loại của Euro 2020.
Các học trò của Gunes vừa có trận thắng trước Albania vào rạng sáng hôm qua nhờ bàn thắng của Cenk Tosun ở những phút cuối cùng của trận đấu. Đối thủ tiếp theo của họ sẽ là ĐKVĐ Pháp. Không lạ lùng gì khi các cầu thủ Thổ Nhĩ Kỳ có được tâm thế tự tin trước ĐT Albania khi đã từng đánh bại Albania 2-0 ở trận lượt đi trên chính sân nhà của đối thủ cũng như ĐT Pháp trên sân nhà với tỷ số 2-0 bằng một đội hình trẻ từ 25 tuổi trở xuống. Trong đó phải kể đến Cengiz Under của Roma và Yusuf Yazici, tiền vệ tấn công của Lille, cả 2 đều mới chỉ 22 tuổi, Okay Yokuslu của Celta Vigo mới 25 tuổi, Ozan Tufan của Fenerbahce mới chỉ 24 tuổi còn Dorukhan Tokoz của Besiktas mới chỉ 23 tuổi.
Không chỉ ở hàng công, mà hàng hậu vệ của Thổ Nhĩ Kỳ cũng có được rất nhiều lựa chọn. Caglar Soyuncu, 22 tuổi đang là cái tên sáng giá nhất ở hàng thủ Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi chuyển đến Leicester City. Hiện tại, anh đã chính thức thay thế hoàn toàn Harry Maguire khỏi trái tim của các CĐV Leicester, thậm chí khiến họ phải hát vang “Harry Maguire, chúng tôi không cần anh, chúng tôi có Caglar Soyuncu rồi.”
![]() |
Emre khi xưa |
Trong nhiều năm quá, Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với việc các cầu thủ không có được sự đồng đều khi thường ăn tập với các CLB bên ngoài Thổ Nhĩ Kỳ. Dẫn đến việc không có được tiếng nói chung giữa các cầu thủ với nhau, dù cho họ khoác lên mình cùng một màu áo ĐTQG. Vấn đề đó hiện tại đã được giải quyết phần nào nhờ việc chuyên tâm vào các lò đào tạo quốc nội những năm gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ những năm gần đây thường phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Bóng đá quốc nội của họ đang đi vào giai đoạn chuyển giao. Các CLB lớn đang phải đối mặt với những áp lực của cả UEFA và liên đoàn bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ về các vấn đề tài chính. Thậm chí đã có lúc họ bị đe dọa sẽ bị loại khỏi các giải đấu cấp châu lục của Châu Âu, dẫn đến việc các CLB phải tập trung vào việc thắt lưng buộc bụng nhằm hạn chế các khoản nợ.
Những ngày tháng êm ả của các CLB Thổ Nhĩ Kỳ đã trôi qua. Họ giờ đây phải quan tâm nhiều hơn tới vấn đề kinh tế. Một trong những giải pháp đó là các bản hợp đồng cho mượn, ít các bản hợp đồng chính thức, cắt giảm lương và đầu tư vào đội ngũ tìm kiếm và phát triển tài năng trẻ. Điều này dẫn đến việc các CLB càng có thêm nhiều tài năng trẻ. Một bước đi chậm chạp nhưng cần thiết.

Emre
Bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ đã phải đi một con đường rất dài để đến được thời điểm hiện tại. Từ những năm đầu 2000, họ đã phải đưa ra giới hạn về số lượng cầu thủ ngoại nhằm khuyến khích các CLB đầu tư vào nguồn cầu thủ địa phương. Tuy vậy, điều này dẫn đến việc các cầu thủ quốc nội bị đội giá, thậm chí thiếu hụt các cầu thủ chất lượng. Một vấn đề tương tự với những gì xảy ra với bóng đá Anh hiện tại: Cầu không đủ cung.
Vào năm 2015, lệnh giới hạn cầu thủ ngoại được dỡ bỏ, tạo ra một vấn đề mà các CLB hiện tại đang đối mặt, đó là bị bắt buộc phải đầu tư cho công cuộc đào tạo cầu thủ dưới cái trướng mỹ miều mang tên: “Hệ thống khuyến khích bóng đá quốc nội”.
Fatih Terim là người đứng sau chương trình này, và chính ông cho rằng truyền thông đã hiểu sai ý nghĩa của chương trình này. “Chúng tôi chỉ tập trung vào các cầu thủ ngoại, trong khi đó mục tiêu là cải thiện chất lượng tài năng quốc nội,” ông nói trong cuộc phỏng vấn gần đây. “Chúng tôi không thể nâng cao số lượng cầu thủ nội bằng cách giới hạn hoặc cấm cầu thủ ngoài. Điều này chỉ khiến tính cạnh tranh bị bóp nghẹt mà thôi. Hệ thống hiện tại không được hiểu đúng cách. CLB phải có ít nhất 14 cầu thủ Thổ Nhĩ Kỳ trong đội hình gồm 28 cầu thủ.”
Nếu nhìn vào hệ thống đào tạo trẻ của Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại, nhất là ở hệ thống U16 và U15, chúng ta có thể thấy được một làn sóng các cầu thủ trẻ có thể vượt qua cả lớp đàn anh, nhất là khi họ đang dần chuyển đến những CLB ở 5 giải đấu hàng đầu Châu Âu.
![]() |
Thổ Nhĩ Kỳ là một điểm nóng của phát triển tài năng trẻ. Các cầu thủ trẻ đầy khát khao thành công chờ đợi cơ hội được bứt phá. Một hệ thống đào tạo dựa trên tài năng thay vì quốc tịch đang dần được áp dụng ở đất nước nằm giữa hai châu lục này, đây chính là tín hiệu tích cực cho ĐTQG.
Điều họ cần nhất bây giờ là một lão tướng dày dạn kinh nghiệm, người đó chính là Emre Belozoglu, người duy nhất còn lại của đội hình đoạt tấm HCĐ lịch sử cho Thổ Nhĩ Kỳ ở World Cup 2002. Một điều cực kỳ đáng nể nếu xét tới số tuổi 39 của anh ở thời điểm hiện tại. Rất nhiều đồng đội của anh đã chuyển sang làm HLV hay làm BLV, nhưng riêng anh vẫn tiếp tục ra sân thi đấu và chỉ dạy cho các đàn em của mình, một điều thực sự đáng trân trọng. Có lẽ nên kết thúc bài viết trên bằng lời nhận xét của HLV Gunes, “Emre vừa là đội trưởng, vừa là đàn anh, vừa là người cha của các cầu thủ.”
Lược dịch từ bài viết: “Emre Belozoglu the wise old head as Turkey’s young generation impresses” của tác giả Emre Sarigul đăng trên The Guardian.
KDNX (TTVN)
Xem thêm: Đội bóng
Nguồn: Bóng đá 247
Tag: Cùng với Emre Belozoglu, bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ trong cơn chuyển mình